Cuộc gặp lịch sử giữa Hồ Chí Minh với V.I. Lênin

Cuối năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đã đến Mát-xcơ-va. Nhưng V.I. Lênin đang ốm nặng. N.C. Crúp-xcai-a-người bạn đời thân thiết của V.I. Lênin tiếp người cộng sản phương Đông trẻ tuổi này. Nguyễn Ái Quốc trở thành học viên Trường Đại học Phương Đông tại Mát-xcơ-va với các hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế.

Cuộc gặp lịch sử giữa V.I. Lênin với Nguyễn Ái Quốc ở "Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa"… Những năm tháng sau đó Nguyễn Ái Quốc ước ao được gặp V.I. Lênin- Lãnh tụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, người đã lập ra Nhà nước đầu tiên với những bước đi đầu tiên để không có người bóc lột người, mọi người đều bình đẳng, ấm no… Nhờ có học thuyết của V.I. Lênin, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy con đường rõ rệt để giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam.


Cuối năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đã đến Mát-xcơ-va. Nhưng V.I. Lênin đang ốm nặng. N.C. Crúp-xcai-a-người bạn đời thân thiết của V.I. Lênin tiếp người cộng sản phương Đông trẻ tuổi này. Nguyễn Ái Quốc trở thành học viên Trường Đại học Phương Đông tại Mát-xcơ-va với các hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế.


Một nỗi đau lớn đến với Nguyễn Ái Quốc và nhân dân lao động, ngày 22-1-1924 V.I. Lênin từ trần. Lá cờ rủ băng tang đen trên toà nhà của Xô-viết Mát-xcơ-va…


Ngày 27-1-1924, báo Sự Thật Liên Xô đăng bài của Nguyễn Ái Quốc "Lênin và các dân tộc thuộc địa" nói lên niềm khao khát tự do, độc lập của các dân tộc thuộc địa khắp năm châu được ánh sáng học thuyết Lênin vạch đường, chỉ lối. Tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, tham luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa tháng 7-1924, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh cần tập trung sức lực để thực hiện những di huấn của V.I. Lênin về vấn đề thuộc địa cũng như những vấn đề khác.


31 năm sau khi V.I. Lênin qua đời, Bảo tàng Phòng làm việc và nơi ở của V.I. Lênin chính thức mở cửa. Người nước ngoài đầu tiên đến thăm Bảo tàng là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà-Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc của những năm tháng sống và học tập, làm việc ở Liên Xô trước đây. Trên trang đầu của cuốn Sổ ghi cảm tưởng của Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:


“Lênin,người thày vĩ đại của cách mạng mạnh vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần kiệm, liêm, chính.

Tinh thần Lênin muôn đời bất diệt”.

13-6-1955 Hồ Chí Minh

Translate