Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Trong khi tìm đường cứu nước, vào những năm hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã khởi xướng và đặt nền móng cho công tác vận động kiều bào.
Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đến Pháp vào năm 1911. Người chỉ dừng chân ngắn ngày ở đây, rồi đi tiếp sang nhiều nước khác với chủ đích tìm hiểu trên một bình diện rộng hơn hoàn cảnh của nhân dân những nước bị đô hộ và của người lao động tại các “mẫu quốc”.
Vào thời điểm này, số người Việt Nam bị đưa sang Pháp, các lãnh thổ và thuộc địa của Pháp tăng lên đáng kể. Vào những năm đầu của thập niên 1910, ngót 100.000 thanh niên Việt Nam bị đưa sang Pháp phục vụ quân đội trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp năm 1917 - năm diễn ra cuộc cách mạng Tháng Mười Nga. Người sống và hoạt động tại đây đến năm 1923. Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với kiều bào và người dân những nước châu Phi thuộc địa của Pháp, ra báo Le Paria (Người cùng khổ), tìm hiểu các đảng phái chính trị và luồng tư tưởng xã hội ở Pháp. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp ra đời từ đại hội này.
Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đi tìm từng bước được định hình. Quá trình này đưa Nguyễn Ái Quốc đến kết luận rằng, ở Việt Nam hai nhiệm vụ “phản đế” và “phản phong” là không thể tách rời nhau, và để thành công phải đánh thức cả dân tộc, trước tiên là nông dân và công nhân - động lực và chủ lực của hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội. Đánh thức cả dân tộc còn có nghĩa là phải đòi lại sự thống nhất của đất nước, phải thực hiện đoàn kết để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc luôn tìm cách chia để trị.
Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thành lập Nhóm những người An Nam yêu nước và thay mặt Nhóm ký bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến chính phủ các nước đồng minh đang nhóm họp tại Hội nghị Versailles sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
“Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân” là quan điểm của Nguyễn Ái Quốc ngay từ lúc đó. Người dân mù chữ, dân trí thấp thì phải vận động, giải thích để họ ý thức được sự bóc lột mà mình đang gánh chịu, nhận thức được sức mạnh mà mình đang nắm giữ. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã diễn dịch nội dung của Yêu sách của nhân dân An Nam thành một bài thơ lục bát với tựa đề Việt Nam yêu cầu ca. Nguyễn Ái Quốc cổ vũ phong trào khuyến học trong các giới kiều bào cũng chính vì lý do đó.
Không chỉ riêng ở Pháp mà về sau đi đến bất cứ quốc gia nào, Thái Lan, Lào, Trung Quốc…, Nguyễn Ái Quốc đều chăm lo đến công tác này. Nơi nào Nguyễn Ái Quốc đi qua là hạt giống yêu nước, tình nghĩa đồng bào ruột thịt trong kiều bào không phân biệt Bắc, Trung, Nam và tình thương thân tương ái giữa bà con được gieo và nảy nở.
Có thể khẳng định rằng, trong khi tìm đường cứu nước, vào những năm hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là người khởi xướng và đặt nền móng cho công tác vận động kiều bào.
Người luôn dặn dò, nhắc nhở hội viên rằng, mọi người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Nó tựa như hòn than đang âm ỉ, chỉ cần một luồng gió, lớp tro sẽ bay đi và than sẽ rực lên. Nguyễn Ái Quốc tin và truyền đến hội viên niềm tin rằng, vận động được một người là hàng ngũ cách mạng đông thêm, là ánh sáng của con đường mà sau này (năm 1927) Người đúc kết trong Đường Kách Mệnh được lan truyền ra các địa bàn và về trong nước.
Kiều bào tại Pháp luôn ghi nhớ nội dung bức thư Bác gửi cho Hội Liên hiệp Việt kiều tại Pháp tháng 1/1969, trong đó Bác nhắc nhở các hội viên công nhân, trí thức, sinh viên, thanh niên phải tinh thông một ngành, một nghề. Bác căn dặn rằng, góp phần xây dựng đất nước cũng là bổn phận của kiều bào mà để làm tốt phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Một lời dặn dò đầy ân tình, ngay khi đất nước vẫn còn chiến tranh và không bao lâu trước lúc Bác đi xa, thể hiện sự chờ đợi của Bác đặt vào kiều bào trong công cuộc xây dựng lại quê hương khi hòa bình, thống nhất đất nước.
Điều gì đã khiến các thế hệ kiều bào tự nguyện dấn thân theo lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, bất chấp khó khăn, nguy hiểm? Đó là vì mục tiêu phấn đấu suốt đời của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho đất nước cũng là nguyện vọng thiết tha và sâu sắc của nhân dân nói chung, của kiều bào nói riêng. “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, Bác Hồ nói.
Đối với kiều bào tại Pháp, hiện nay không còn mấy người đã được gặp Hồ Chí Minh. Nhưng những ai từng có vinh dự đó đều kể lại rằng họ cảm nhận như được gặp một nhân vật huyền thoại giữa đời thường, và như được Bác truyền ngọn lửa yêu nước. Tấm ảnh mà vị Chủ tịch nước, tặng ông Nguyễn Viết Ty, người nấu ăn phục vụ Chủ tịch và phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt thời gian dự Hội nghị Fontainebleau, được đề tặng rất ngắn gọn và thân tình: “Tặng chú Ty, Thân ái, 2/46, Hồ Chí Minh”. Chỉ có tám chữ vỏn vẹn nhưng thể hiện tấm lòng yêu quý của Bác đối với người phục vụ.
Trong Di chúc, Bác viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Nhân dân cả nước và kiều bào ghi lòng tạc dạ lời căn dặn của Người: phải nhớ rằng “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân”; phải khác với các giai cấp khác trong tiến trình lịch sử của nhân loại đã tự biến mình thành giai cấp thống trị sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Kiều bào tự nguyện dấn thân theo Bác, chính là vì các lý do trên, những điều đã làm nên tầm vóc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Theo baodatviet.vn
Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đến Pháp vào năm 1911. Người chỉ dừng chân ngắn ngày ở đây, rồi đi tiếp sang nhiều nước khác với chủ đích tìm hiểu trên một bình diện rộng hơn hoàn cảnh của nhân dân những nước bị đô hộ và của người lao động tại các “mẫu quốc”.
Vào thời điểm này, số người Việt Nam bị đưa sang Pháp, các lãnh thổ và thuộc địa của Pháp tăng lên đáng kể. Vào những năm đầu của thập niên 1910, ngót 100.000 thanh niên Việt Nam bị đưa sang Pháp phục vụ quân đội trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp năm 1917 - năm diễn ra cuộc cách mạng Tháng Mười Nga. Người sống và hoạt động tại đây đến năm 1923. Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với kiều bào và người dân những nước châu Phi thuộc địa của Pháp, ra báo Le Paria (Người cùng khổ), tìm hiểu các đảng phái chính trị và luồng tư tưởng xã hội ở Pháp. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp ra đời từ đại hội này.
Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đi tìm từng bước được định hình. Quá trình này đưa Nguyễn Ái Quốc đến kết luận rằng, ở Việt Nam hai nhiệm vụ “phản đế” và “phản phong” là không thể tách rời nhau, và để thành công phải đánh thức cả dân tộc, trước tiên là nông dân và công nhân - động lực và chủ lực của hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội. Đánh thức cả dân tộc còn có nghĩa là phải đòi lại sự thống nhất của đất nước, phải thực hiện đoàn kết để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc luôn tìm cách chia để trị.
Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thành lập Nhóm những người An Nam yêu nước và thay mặt Nhóm ký bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến chính phủ các nước đồng minh đang nhóm họp tại Hội nghị Versailles sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
“Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân” là quan điểm của Nguyễn Ái Quốc ngay từ lúc đó. Người dân mù chữ, dân trí thấp thì phải vận động, giải thích để họ ý thức được sự bóc lột mà mình đang gánh chịu, nhận thức được sức mạnh mà mình đang nắm giữ. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã diễn dịch nội dung của Yêu sách của nhân dân An Nam thành một bài thơ lục bát với tựa đề Việt Nam yêu cầu ca. Nguyễn Ái Quốc cổ vũ phong trào khuyến học trong các giới kiều bào cũng chính vì lý do đó.
Không chỉ riêng ở Pháp mà về sau đi đến bất cứ quốc gia nào, Thái Lan, Lào, Trung Quốc…, Nguyễn Ái Quốc đều chăm lo đến công tác này. Nơi nào Nguyễn Ái Quốc đi qua là hạt giống yêu nước, tình nghĩa đồng bào ruột thịt trong kiều bào không phân biệt Bắc, Trung, Nam và tình thương thân tương ái giữa bà con được gieo và nảy nở.
Có thể khẳng định rằng, trong khi tìm đường cứu nước, vào những năm hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc là người khởi xướng và đặt nền móng cho công tác vận động kiều bào.
Người luôn dặn dò, nhắc nhở hội viên rằng, mọi người Việt Nam đều có lòng yêu nước. Nó tựa như hòn than đang âm ỉ, chỉ cần một luồng gió, lớp tro sẽ bay đi và than sẽ rực lên. Nguyễn Ái Quốc tin và truyền đến hội viên niềm tin rằng, vận động được một người là hàng ngũ cách mạng đông thêm, là ánh sáng của con đường mà sau này (năm 1927) Người đúc kết trong Đường Kách Mệnh được lan truyền ra các địa bàn và về trong nước.
Kiều bào tại Pháp luôn ghi nhớ nội dung bức thư Bác gửi cho Hội Liên hiệp Việt kiều tại Pháp tháng 1/1969, trong đó Bác nhắc nhở các hội viên công nhân, trí thức, sinh viên, thanh niên phải tinh thông một ngành, một nghề. Bác căn dặn rằng, góp phần xây dựng đất nước cũng là bổn phận của kiều bào mà để làm tốt phải chuẩn bị ngay từ bây giờ. Một lời dặn dò đầy ân tình, ngay khi đất nước vẫn còn chiến tranh và không bao lâu trước lúc Bác đi xa, thể hiện sự chờ đợi của Bác đặt vào kiều bào trong công cuộc xây dựng lại quê hương khi hòa bình, thống nhất đất nước.
Điều gì đã khiến các thế hệ kiều bào tự nguyện dấn thân theo lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, bất chấp khó khăn, nguy hiểm? Đó là vì mục tiêu phấn đấu suốt đời của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho đất nước cũng là nguyện vọng thiết tha và sâu sắc của nhân dân nói chung, của kiều bào nói riêng. “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, Bác Hồ nói.
Đối với kiều bào tại Pháp, hiện nay không còn mấy người đã được gặp Hồ Chí Minh. Nhưng những ai từng có vinh dự đó đều kể lại rằng họ cảm nhận như được gặp một nhân vật huyền thoại giữa đời thường, và như được Bác truyền ngọn lửa yêu nước. Tấm ảnh mà vị Chủ tịch nước, tặng ông Nguyễn Viết Ty, người nấu ăn phục vụ Chủ tịch và phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong suốt thời gian dự Hội nghị Fontainebleau, được đề tặng rất ngắn gọn và thân tình: “Tặng chú Ty, Thân ái, 2/46, Hồ Chí Minh”. Chỉ có tám chữ vỏn vẹn nhưng thể hiện tấm lòng yêu quý của Bác đối với người phục vụ.
Trong Di chúc, Bác viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Nhân dân cả nước và kiều bào ghi lòng tạc dạ lời căn dặn của Người: phải nhớ rằng “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân”; phải khác với các giai cấp khác trong tiến trình lịch sử của nhân loại đã tự biến mình thành giai cấp thống trị sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản “phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Kiều bào tự nguyện dấn thân theo Bác, chính là vì các lý do trên, những điều đã làm nên tầm vóc của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.