Cụ bà 76 tuổi lưu giữ hàng ngàn bức ảnh về Bác Hồ

Hai lần may mắn được gặp Bác Hồ, bà Nguyệt nhớ như in và lưu giữ từng khoảnh khắc đáng quý ấy đến tận bây giờ. Gần 40 năm sưu tầm, giờ đây bà Nguyệt đã có một kho báu tư liệu hình ảnh, chuyện kể về Bác.

Nếu ai có dịp một lần đến nhà cựu chiến binh Nguyễn Thị Nguyệt (76 tuổi, nguyên Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM) sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt nhìn thấy bộ sưu tập hiếm có về tư liệu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó được xem là một gia sản quý báu của người con miền Nam 2 lần may mắn gặp Bác Hồ.

Bà Nguyệt vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 12 tuổi, bà thoát ly gia đình tham gia kháng chiến. Năm 1955, bà cùng anh chị em tập kết ra Bắc và học Trường Học sinh miền Nam. Chỉ có 2 lần gặp Bác nhưng bà nhớ như in từng chi tiết cho đến tận bây giờ. Sau ngày giải phóng miền Nam, bà trở về miền Nam nhưng lòng luôn nhớ về miền Bắc, nhớ về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà quyết định sưu tầm ảnh, các câu chuyện về Bác để thỏa nỗi nhớ mong.

Thế là cứ đợi dịp báo Xuân ra, bà Nguyệt lại tìm đọc, cắt hình, nhờ người chụp lại những bức ảnh về Bác. Bất cứ lúc nào rảnh, bà lại tìm đến các tiệm sách cũ, lần giờ tìm kiếm. Những cuốn nào mỏng, bà Nguyệt cố gắng đọc hết, những cuốn nào dày, tác giả viết hay, bà Nguyệt cố gắng dành tiền ra mua.

Sau 37 năm miệt mài sưu tầm, bà Nguyệt đã có hơn 400 cuốn sách, hàng nghìn bài báo và khoảng 2.000 tấm ảnh về thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Đặc biệt, bà có bộ sưu tập đầy đủ hình ảnh và những bức tranh phác họa về Bác từ thời niên thiếu đến tuổi trưởng thành, suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, rồi hình ảnh Bác trở về Pắc Bó hoạt động ở Chiến khu Việt Bắc và khi về Hà Nội gặp gỡ thiếu nhi, phụ nữ, bộ đội, các tầng lớp nhân dân…

Phía sau từng tấm ảnh bà ghi chú đầy đủ nội dung Bác đang làm việc gì, ở đâu, thời gian nào… rồi cho vào mỗi cuốn album là 300 tấm ảnh. Ngày 30/10/2013, bà đã tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Bến Sài Gòn 6 cuốn album gồm 1.800 tấm ảnh về Bác Hồ và bức thư của Người gửi bộ đội, cán bộ, đồng bào miền Nam ra Bắc tháng 9/1954. Bà còn tặng nhiều sách báo, hình ảnh (bản photo) cho Thư viện phường Cô Giang để giới thiệu rộng rãi với người xem.
cu-ba-nho-bac-2

Qua những câu chuyện kể của bà, hình ảnh vị lãnh tụ hiện lên đẹp đẽ, giản dị, thật khiêm nhường và mẫu mực khiến người nghe ai cũng xúc động và say mê. Mỗi khi nhắc đến Bác, những ký ức tươi đẹp lại ùa về trong tâm trí bà, vẹn nguyên như mới ngày hôm qua./.

Đối thoại quốc phòng Việt - Trung tại Bắc Kinh, Trung Quốc

19/06/2013 08:00 GMT+7
 
 
 Đối thoại quốc phòng Việt - Trung tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 5/6 - Ảnh: defense.pk
 
 


Chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở giai đoạn then chốt trong sự nghiệp đổi mới và cải cách mở cửa.

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi Trung Quốc có ban lãnh đạo mới.

Đại sứ Nguyễn Văn Thơ khẳng định dù tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi, quan hệ hai nước có những lúc thăng trầm, nhưng lãnh đạo và nhân dân hai nước đều có một nhận thức chung không thay đổi là sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp không chỉ đối với sự phát triển ở mỗi nước mà còn đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, tuy còn một số bất đồng nhưng hợp tác và hữu nghị vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước.

Chỉ còn vấn đề trên biển

Theo đại sứ Nguyễn Văn Thơ, trong ba vấn đề lớn tồn tại do lịch sử để lại, hai nước đã giải quyết được hai vấn đề là biên giới trên bộ và vịnh Bắc bộ. Hiện hai nước còn bất đồng trong vấn đề biển Đông. Việt Nam luôn nhận thức đây là vấn đề lớn, khó khăn, lâu dài và có lập trường rõ ràng, nhất quán. Nếu vấn đề này không được xử lý ổn thỏa sẽ ảnh hưởng tới đại cục quan hệ hai nước, tới hòa bình, ổn định ở khu vực.

Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề biển Đông. Phía Việt Nam mong muốn từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị, lãnh đạo hai nước sẽ chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).

Đã lập đường dây nóng

Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng được củng cố và phát triển. Giao lưu chính trị không ngừng được thúc đẩy với các chuyến thăm và gặp gỡ giữa hai nước. Gần đây, hai bên cũng thiết lập và vận hành đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Trong cuộc điện đàm ngày 21/3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư Tập Cận Bình đã nhất trí về những phương hướng lớn chỉ đạo quan hệ hai nước trong thời gian tới, góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

Hai bên cũng sẽ thảo luận biện pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề nảy sinh từ hoạt động nghề cá và ngư dân, không để ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị cũng như đời sống và tâm tư tình cảm của người dân hai nước.

Theo đại sứ Thơ, việc đảm bảo cho ngư dân Việt Nam được tự do đánh bắt cá tại các ngư trường truyền thống ở biển Đông là điều rất quan trọng.

Về vấn đề này, trả lời PV ngày 17/6, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu cũng nhìn nhận: “Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại, chưa được giải quyết giữa hai nước, gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn. Vấn đề trên biển vô cùng phức tạp và nhạy cảm, nên để giải quyết một cách triệt để cần phải có thời gian”.

Theo ông Khổng, để giải quyết một cách thỏa đáng và từng bước vấn đề trên biển, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng. Hai bên đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”, trong đó trọng tâm là cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị giữa hai nước, thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, không để khác biệt giữa hai bên ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước, tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho mỗi bên.

“Chỉ cần hai bên cùng xuất phát từ đại cục này, thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt nhận thức chung có liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát hữu hiệu khác biệt, tích cực tìm kiếm hợp tác và thiết thực duy trì ổn định... nhất định sẽ xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển” - đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh.


Đặt mục tiêu giao thương 60 tỉ USD

Theo chúng tôi, về quan hệ kinh tế - thương mại, Trung Quốc hiện là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 41,18 tỉ USD và trong bốn tháng đầu năm 2013 đạt 14,31 tỉ USD, tạo tiền đề để hai nước sớm hoàn thành mục tiêu 60 tỉ USD vào năm 2015.

Về đầu tư, tính đến tháng 5/2013 Trung Quốc có 913 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng 4,77 tỉ USD, đứng thứ 13 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam. Tuy vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần phải khắc phục như vấn đề nhập siêu của Việt Nam trong thương mại với Trung Quốc, chất lượng và tiến độ các dự án đầu tư phải được nâng lên, nhưng có thể khẳng định những kết quả đó đã góp phần tích cực cho sự phát triển của mỗi nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động mỗi nước.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc sang Việt Nam cũng còn rất nhiều tiềm năng. Để có sự bứt phá về chất trong quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới, đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho rằng hai nước cần phát huy đầy đủ hơn nữa vai trò Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương để hoạch định và điều phối hiệu quả các hoạt động hợp tác kinh tế; xử lý kịp thời và hiệu quả các vấn đề phát sinh như đảm bảo thương mại biên giới trật tự, ổn định, các vấn đề về lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động - thực vật...

Hồ Chủ tịch "bén duyên" nghề báo thế nào?

 Từ những tin ngắn...

Năm 1911, Bác Hồ còn là một thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành đã xin làm bồi tàu để được đi ra thế giới mở rộng kiến thức. Năm 1919, Bác trở về Pháp sống với cụ Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường. Chính trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành đã viết bản yêu sách gửi hội nghị Versailles để yêu cầu tự do, bình đẳng cho dân An Nam.

Cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch kể rằng, khi viết bản yêu sách gửi hội nghị Versailles, Nguyễn Tất Thành ký dưới bản yêu sách này cái tên Nguyễn Ái Quốc và từ đây cái tên ấy được muôn người trong nước cũng như thế giới biết đến. 

Mặc dù bản yêu sách không được hội nghị các nước đế quốc xem xét nhưng Nguyễn Ái Quốc không nản lòng. Bỏ hết số tiền dành dụm được để thuê in bản yêu sách thành truyền đơn, Nguyễn Ái Quốc đã đem một phần gửi về trong nước qua các thủy thủ, một phần đem phân phát tại Paris.

Không ngờ, bản yêu sách được tờ báo Dân Chúng đăng lên. Cảm kích, Nguyễn Ái Quốc đến tòa soạn tờ báo để cảm ơn. Chủ nhiệm báo – ông Jean Longuet là cháu ngoại của Karl Marx và là nghị sĩ Quốc hội Pháp đã tiếp Nguyễn Ái Quốc rất thân mật. Ông gọi Nguyễn Ái Quốc là đồng chí và bày tỏ rằng, ông rất có cảm tình với nhân dân An Nam, đồng thời ông khuyến khích Nguyễn Ái Quốc viết tin tức ở thuộc địa cho báo của ông nhằm làm cho người Pháp hiểu rõ những bất công xảy ra ở An Nam.

Được ông Jean Longuet động viên, Nguyễn Ái Quốc thường lui tới tòa soạn báo Dân Chúng để học hỏi và cũng tích cực làm quen với những người Pháp khác. Trong số đó, có ông chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền. Ông này chính là người đầu tiên dạy Nguyễn Ái Quốc những kỹ năng làm báo.

Ban đầu, ông bảo Nguyễn Ái Quốc viết tin tức ở thuộc địa cho báo. Tin tức thì không thiếu nhưng Nguyễn Ái Quốc còn chưa giỏi mặt viết lách bằng tiếng Pháp. Biết vậy, ông chủ bút động viên: “Có thế nào anh viết thế ấy, tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa đi in. Anh không cần viết dài; 5 hay 6 dòng cũng được”. Nguyễn Ái Quốc bắt đầu học viết báo như thế.

Những mẩu tin đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc viết rất khó khăn. Khi viết xong lại cẩn thận chép thành 2 bản. Một bản gửi cho tòa soạn còn một bản thì giữ lại. Lần đầu tiên được đăng báo, Nguyễn Ái Quốc vô cùng vui sướng, đọc đi đọc lại rồi lấy bản gốc ra để so đọ xem người ta sửa như thế nào để rút kinh nghiệm và học hỏi cách viết. Cứ như thế một thời gian, Nguyễn Ái Quốc đã nắm được cách viết tin.

Khi viết tin ngắn đã bớt sai, ông chủ bút lại bảo: “Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ 7, 8 dòng”. Cứ theo cách kéo dài dần dần ấy, Nguyễn Ái Quốc đã viết được cả một cột báo hoặc có khi dài hơn. Đúng lúc ấy, người chủ bút lại bảo: “Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này dòng, không viết dài hơn”.

Phải rút ngắn lại trong khi đang quen viết dài cũng khổ như lúc ban đầu đang viết ngắn phải kéo dài ra. Nhưng với sự cố gắng nghiêm túc, Nguyễn Ái Quốc đã làm được theo yêu cầu của người thầy. Đến lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững kỹ năng viết báo, có thể viết ngắn dài tùy ý mình.

... Đến Người làm báo thông minh

Sau khi học được kỹ năng viết báo, cùng với việc gửi bài đăng lên các tờ báo Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn sáng lập một tờ báo của riêng mình. Vẫn cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch cho biết: “Để mở rộng tuyên truyền đến các thuộc địa, ông Nguyễn cùng các đồng chí của ông ra tờ báo Người cùng khổ - Le Paria do ông là chủ bút kiêm chủ nhiệm. Những người yêu nước Mangat, Angieri, Mactinich là những luật sư, thầy thuốc, nhà buôn hoặc sinh viên. Họ có công việc và gia đình của họ. Họ không thể để nhiều thì giờ cho tờ báo. Mọi người chỉ có thể góp một số tiền nhỏ và 1 bài báo mỗi tuần. Ông Nguyễn được mọi người cử ra làm cho tờ báo chạy. Vì vậy, ông kiêm cả viết, chủ nhiệm, chủ bút, chữa bài, thủ quỹ, xuất bản và liên lạc”.

sites.google.com/site/thcstanbinhtd/_/rsrc/1511...

Ở Paris có vô số báo ra mỗi ngày nên tờ Le Paria ban đầu gửi bán ở các sạp báo không chạy mấy. Nguyễn Ái Quốc bèn làm cách khác. Ông mang báo đến các buổi mít tinh phát cho dân chúng, rồi lên diễn đàn nói: “Các bạn thân mến, báo Người cùng khổ phát không nhưng tôi hết sức cảm ơn nếu các bạn vui lòng quyên góp giúp ít nhiều để giúp chúng tôi trả tiền in. Một xu, một quan, nhiều ít cũng tốt”. Những người Pháp dù nghèo cũng sẵn lòng rộng rãi cho nên Nguyễn Ái Quốc đã thu được những khoản tiền đủ chi trả cho tổn phí ra báo, đôi khi còn dư nữa.

Ngoài tờ Le Paria, trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã lập ra nhiều tờ khác nữa. Trong số đó có tờ Thanh Niên ra ngày 21/6/1925 là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Sau này lấy ngày 21/6 là ngày kỷ niệm báo chí Việt Nam là từ dấu mốc đó.

Là lãnh tụ cách mạng, đồng thời Bác Hồ cũng được coi là người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam vì vào ngày 21/6/1925 người cho ra tờ báo Thanh Niên là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do người làm chủ bút. Báo chí đối với Bác Hồ là một phương tiện vận động cách mạng, tuyên truyền cách mạng. Trong nhiều năm làm báo, Bác Hồ đã để lại một gia tài báo chí đồ sộ với hàng nghìn bài viết ký nhiều bút danh khác nhau. Nhiều bài bình luận, xã luận của Bác đến nay vẫn được trích dẫn trong các giáo trình dạy báo chí như những tác phẩm mẫu mực.

Cuộc gặp lịch sử giữa Hồ Chí Minh với V.I. Lênin

Cuối năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đã đến Mát-xcơ-va. Nhưng V.I. Lênin đang ốm nặng. N.C. Crúp-xcai-a-người bạn đời thân thiết của V.I. Lênin tiếp người cộng sản phương Đông trẻ tuổi này. Nguyễn Ái Quốc trở thành học viên Trường Đại học Phương Đông tại Mát-xcơ-va với các hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế.

Cuộc gặp lịch sử giữa V.I. Lênin với Nguyễn Ái Quốc ở "Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa"… Những năm tháng sau đó Nguyễn Ái Quốc ước ao được gặp V.I. Lênin- Lãnh tụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, người đã lập ra Nhà nước đầu tiên với những bước đi đầu tiên để không có người bóc lột người, mọi người đều bình đẳng, ấm no… Nhờ có học thuyết của V.I. Lênin, người cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy con đường rõ rệt để giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam.


Cuối năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đã đến Mát-xcơ-va. Nhưng V.I. Lênin đang ốm nặng. N.C. Crúp-xcai-a-người bạn đời thân thiết của V.I. Lênin tiếp người cộng sản phương Đông trẻ tuổi này. Nguyễn Ái Quốc trở thành học viên Trường Đại học Phương Đông tại Mát-xcơ-va với các hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế.


Một nỗi đau lớn đến với Nguyễn Ái Quốc và nhân dân lao động, ngày 22-1-1924 V.I. Lênin từ trần. Lá cờ rủ băng tang đen trên toà nhà của Xô-viết Mát-xcơ-va…


Ngày 27-1-1924, báo Sự Thật Liên Xô đăng bài của Nguyễn Ái Quốc "Lênin và các dân tộc thuộc địa" nói lên niềm khao khát tự do, độc lập của các dân tộc thuộc địa khắp năm châu được ánh sáng học thuyết Lênin vạch đường, chỉ lối. Tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, tham luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa tháng 7-1924, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh cần tập trung sức lực để thực hiện những di huấn của V.I. Lênin về vấn đề thuộc địa cũng như những vấn đề khác.


31 năm sau khi V.I. Lênin qua đời, Bảo tàng Phòng làm việc và nơi ở của V.I. Lênin chính thức mở cửa. Người nước ngoài đầu tiên đến thăm Bảo tàng là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà-Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc của những năm tháng sống và học tập, làm việc ở Liên Xô trước đây. Trên trang đầu của cuốn Sổ ghi cảm tưởng của Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:


“Lênin,người thày vĩ đại của cách mạng mạnh vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần kiệm, liêm, chính.

Tinh thần Lênin muôn đời bất diệt”.

13-6-1955 Hồ Chí Minh

200 cây vàng đấu giá áo len của Bác Hồ

200 cây vàng đấu giá áo len của Bác Hồ

Chiếc áo len màu be, cổ tròn là món quà của Bác Hồ tặng cho các chiến sĩ vào mùa đông năm 1946. Và nó đặc biệt hơn khi chiếc áo đó được Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam mang ra đấu giá…

“Một vị lãnh tụ cởi chiếc áo đang mặc tặng các chiến sĩ, những người dân dốc hết gia sản của mình may áo tặng binh sĩ. Một đất nước, một dân tộc có người lãnh tụ như thế, có những người dân như thế có thể đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào”.

Đấy là nhận xét của các sử gia nước ngoài về chiếc áo len Bác Hồ trị giá 200 cây vàng hồi năm 1946.


Buổi đấu giá lạ kỳ
image

Chiếc áo len màu be, cổ tròn là món quà của Bác Hồ tặng cho các chiến sĩ vào mùa đông năm 1946. Và nó đặc biệt hơn khi chiếc áo đó được Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam mang ra đấu giá chiều ngày 18.12.1946 trong Chương trình “Tuần lễ vàng”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhiều về lai lịch cụ Trương Văn Thìn - người đã bỏ ra đến 3.500 đồng bạc Đông Dương (tương đương gần 200 lượng vàng) để mua chiếc áo đặc biệt này.
Chúng tôi đã may mắn được gặp ông Trương Anh Tuấn – con trai thứ 2 của cụ Thìn - tại ngôi nhà nhỏ ở 39 phố Thi Sách, Hà Nội. Sinh năm 1914, cụ Trương Văn Thìn ngay từ thuở thiếu thời đã khá chí thú vào công việc kinh doanh.

Với đầu óc khá nhanh nhạy, chỉ trong một thời gian ngắn, cụ Thìn đã là một trong những người buôn hạt giống lớn nhất miền Bắc. “Vua hạt giống” là từ chỉ về cụ Thìn thời bấy giờ. Không chỉ thế, cụ còn sở hữu khá nhiều biệt thự to và đẹp nhất Hà Nội cùng một cửa hàng bánh ngọt lớn.

Toàn quốc kháng chiến nổ ra, mùa đông năm 1946, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Vận động “Mùa đông binh sĩ” đã họp để phát động phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ.

Chiều ngày 18.12.1946, tại Nhà hát Lớn thành phố, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tổ chức Chương trình “Tuần lễ vàng". Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ đã đến dự.

Tại buổi lễ, Bác Hồ đã cởi chiếc áo len mà Người được tặng, đang mặc trên người để tặng lại các chiến sĩ. Chiếc áo sợi pha len mà Hồ Chủ tịch gửi tặng các chiến sĩ đã được Ban Vận động ủng hộ “Mùa đông binh sĩ” Hà Nội tổ chức đấu giá tại Nhà hát Lớn thành phố để lấy tiền ủng hộ chiến sĩ nơi mặt trận…

Thể lệ cuộc đấu giá cũng “vô tiền khoáng hậu”: Mỗi người muốn được quyền sở hữu chiếc áo khi trả giá đều phải nộp tiền vào quỹ, ai trả hơn nữa cũng bỏ tiền vào quỹ dành mua áo cho chiến sĩ… Cứ như vậy cho đến khi không còn ai trả giá cao hơn thì người cuối cùng được quyền sở hữu chiếc áo đó.

Cụ Thìn là người may mắn lọt vào vòng giá cuối cùng với số tiền là 3.500 đồng Đông Dương. Buổi đấu giá kết thúc, từ chiếc áo len đã thu được tổng số tiền là 4 vạn đồng Đông Dương.

Bảo vật thiêng liêng

Lúc đó, trong nhà cụ Thìn chỉ còn 1.000 đồng bạc Đông Dương. Đấu giá thắng mà không đủ tiền nộp cho Ban Tổ chức để mất món quà vô giá của Bác thì thật đáng tiếc. Không do dự, cụ đã bán ngôi nhà tại phố Nguyễn Gia Thiều và bảo vợ mình là bà Dung mang bán hết đồ tư trang (kiềng, xuyến vàng…) để có đủ 3.500 đồng bạc Đông Dương chuyển cho Ban Tổ chức (bà Dung là con gái cụ Nguyễn Bân – Tước Thái bảo thái tử, người dạy học cho các Thái tử nhà Nguyễn, hiện tên vẫn còn trong bảng vàng của hoàng cung Huế).

Chiếc áo len của Bác Hồ là bảo vật thiêng liêng nên được cụ Thìn hết sức giữ gìn, dù thời cuộc trải qua nhiều biến động. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, gia đình cụ Thìn tản cư về các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây… Trên đường tản cư luôn bị bọn lính đón đầu khám xét vơ vét của cải, nhưng gia đình vẫn giữ được chiếc áo an toàn.

Có một lần tản cư đến chùa Hương, bị địch bao vây, cụ Thìn bị bắt, áo quần tiền nong của gia đình bị địch lấy đi tất cả, vậy mà bà Dung vẫn giữ được tấm áo len vẹn toàn.

Một lần khác, trên đường chạy lên La Khê, Hà Tây (trước đây) gia đình cũng bị địch đón đầu lục soát, thu giữ nhiều đồ đạc tiền nong, nhưng lạ kỳ chiếc áo vẫn không bị mất.

Dù điều kiện khó khăn đến đâu, chiếc áo này vẫn được bảo quản một cách rất độc đáo mà chỉ có những người chuyên buôn hạt giống như cụ Thìn mới nghĩ ra được là dùng hạt tiêu để chống mốc, chống côn trùng và vẫn có mùi thơm.

Cuối năm 1949 vì hoàn cảnh khó khăn, gia đình cụ Thìn buộc phải trở về Hà Nội. Sống trong lòng địch, nhưng chiếc áo Bác Hồ vẫn được cất giấu cẩn thận. Ở phố Tràng Tiền, bà Dung đã giấu chiếc áo trên gác 2.

Khi ở 52 Trần Nhân Tông, địch đến bắt cụ Thìn (do tham gia chống lệnh di cư vào Nam) và lục soát khắp nhà nhưng chiếc áo Bác Hồ vẫn nguyên vẹn. Ngày 10.9.1969, sau tang lễ Bác Hồ, cụ Thìn quyết định đem chiếc áo len quý giá hiến tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Năm 1995, Bộ Văn hóa đã trao tặng cho cụ Trương Văn Thìn Huy chương Vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa. Nay cụ đã mất nhưng bức thư cảm ơn gửi cho Đảng, Nhà nước vẫn nồng nàn một tình cảm thiêng liêng với dân tộc.

Theo Đảng

Nguyễn Ái Quốc những năm đầu tìm đường cứu nước


chuyện kể về Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước của tác giả Laura Lam - Phan Anh dịch -

Nguyễn Tất Thành đến Marseille lần đầu tiên vào tháng 6/1911. Sau một thời gian ngắn ở đây, nhà yêu nước trở lại tàu đô đốc Latouche-Tréville. Rồi con tàu rời tới Le HavreDunkirk và trở lại Marseille 3 tháng sau đó. Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thư cho Tổng thống Cộng hòa Pháp, xin được tham dự Trường Thuộc địa (Colonial) với tư cách là một thực tập sinh. Trường này được thành lập vào năm 1889 để đào tạo các quan chức chính phủ đảm nhiệm các vị trí ở Đông Dương khi đó. Nguyễn Tất Thành nuôi hi vọng đây có thể là con đường hướng tới tự do ở đất nước mình.

Trong khi chờ câu trả lời, Nguyễn Tất Thành trở lại Sài Gòn, với hi vọng được gặp cha. Nhưng mọi nỗ lực tìm kiếm cha đều thất bại. Các anh chị em đã tham gia phong trào phản kháng vũ trang và chị gái đã bị binh lính thực dân bắt hai lần. Cha của Nguyễn Tất Thành cũng bị bắt giam năm 1912 và khi được thả ông bị người Pháp vẫn tiếp tục theo dõi.

Trở lại tàu, Nguyễn Tất Thành tới Marseille lần thứ ba và nhận được tin trường Colonial đã từ chối mình. Nguyễn Tất Thành trở lại tàu và tới Le Havre. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm vườn cho một người chủ tàu và bắt đầu học để nâng cao trình độ tiếng Pháp.

Với sự giúp đỡ của người chủ tàu, Nguyễn Tất Thành nhận được việc làm tại Messageries Maritimes (công ty hàng hải cũ của Pháp), đi khắp các thuộc địa ở châu Phi. Trong một lần dừng ở Dakar, Nguyễn Tất Thành thấy một nhóm người châu Phi bị người Pháp yêu cầu lặn xuống cảng trong mưa bão để cứu các thuyền nhỏ. Nhiều người đã bị chết đuối. Nguyễn Tất Thành sau đó viết: “Người Pháp ở Pháp đều tốt. Nhưng người Pháp ở thuộc địa lại bạo tàn và vô nhân đạo. Ở đâu cũng vậy. Tôi đã chứng kiến sự đối xử tương tự ở Phan Rang. Người Pháp đã cười phá lên đầy vui vẻ trong khi những người yêu nước của chúng ta đang bị chết đuối. Đối với thực dân, mạng sống của một người châu Á, châu Phi không là gì”.

Nguyễn Tất Thành đã lênh đênh trên biển trong một thời gian dài, nhờ vậy mà tới được nhiều nơi như Rio de Janeiro, Buenos Aires, New York cùng Boston. Trong khi ở Boston, Nguyễn Tất Thành đã viết thư cho cụ Phan Chu Trinh và thông báo đang làm phụ bếp tại Khách sạn Parker House.

Năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston và đến London. Công việc đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại đây là quét dọn tuyết tại một trường học, nhưng do không thể chống chọi được với cái giá lạnh đóng băng trong suốt nhiều giờ, Thành đã tìm một công việc khác, đó là làm than. Nhưng công việc này thậm chí còn cực nhọc hơn công việc trước, phải ở trong tầng hầm tối, nóng kinh hoàng từ sáng sớm cho tới đêm khuya.

Rồi không lâu sau Nguyễn Tất Thành được thuê làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại Haymarket. Kỹ năng và phong cách của Nguyễn Tất Thành đã gây ấn tượng được với đầu bếp nổi tiếng Escoffier và Thành được chuyển từ rửa bát sang làm bánh. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Nguyễn Tất Thành  học tiếng Anh và tham gia vào Hiệp hội công nhân nước ngoài, hiệp hội có mục đích cải thiện điều kiện làm việc ở các nhà máy của Anh.

Năm 1917 Nguyễn Tất Thành nghỉ việc ở khách sạn Carlton và qua eo biển Anh tới Pháp.

Các hoạt động chính trị của Nguyễn Tất Thành trong những năm tháng ở London vẫn còn chưa được biết đến. Phải khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tham dự các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Tất Thành định thành lập cơ quan liên lạc với các nhóm công nhân giữa Anh Quốc và Pháp. Các hoạt động công đoàn của Nguyễn Tất Thành nhanh chóng đưa ông liên hệ với các chính trị gia cánh tả và các nhà văn. Tại cuộc họp hàng tuần của họ, Nguyễn Tất Thành thỉnh thoảng được mời phát biểu để nói về điều kiện ở Đông Dương. Khi đứng lên giữa cuộc họp, Nguyễn Tất Thành không phải là một con người bình thường, ông được chú ý bởi “đôi mắt đen bừng sáng mỗi khi ông nói và dường như xuyên thấu tâm hồn của người quan sát”.

Giới chức Pháp ở Đông Dương ngày càng để ý tới hoạt động của Thành. Vào tháng 6/1917, toàn quyền Đông Dương đã thành lập một cơ quan tình báo để theo dõi tất cả các cá nhân được xem là mối nguy hiểm an ninh cho thuộc địa châu Á này cũng như trong lòng nước Pháp. Họ đã tuyển những người Việt Nam biết nói tiếng Pháp làm điệp viên để theo dõi các hoạt động hàng ngày của Thành.

Mùa đông năm 1918, ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, thiếu nhiên liệu, chất đốt nghiêm trọng trên toàn nước Pháp. Vào ban đêm người ta phải mang rèm cửa ra để ủ ấm thêm. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nơi. Thành lúc đó đang sống với cụ Phan Chu Trinh và đã giúp đỡ cụ trong studio phục chế ảnh.

Vào đầu năm 1919 Nguyễn Tất Thành biết được tin về Hội nghị Hòa bình Quốc tế được tổ chức ở Versailles. Ông đã chuẩn bị một đơn kiến nghị gửi đến Ngoại trưởng Mỹ với hi vọng có sự can thiệp để giải phóng Việt Namkhỏi chế độ thuộc địa. Và đây chính là lúc ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước, trong bản kiến nghị.

Giữa năm 1919, người Pháp đã “liệt” Nguyễn Ái Quốc là “người nổi loạn nguy hiểm nhất”, đe dọa đến an ninh Pháp ở Đông Dương.

Laura Lam

Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân






Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ vừa qua ra báo cáo về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ đã ghi nhận những thành tựu và tiến triển trong công tác bảo đảm, thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam nhưng đáng tiếc trong báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Translate